Hiện nay, tình trạng rụng tóc hói đầu đang là nỗi nhức nhối của không ít người, bất kể ở mọi lứa tuổi. Nó trở thành nỗi “ám ảnh” không chỉ ở nam giới mà còn ở cả chị em phụ nữ. Nó khiến bạn kém tự tin hẳn, từ đó dẫn tới ngại giao tiếp với những người xung quanh. Vậy bị rụng tóc hói đầu phải làm sao? Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây rụng tóc, hói đầu cũng như giải pháp điều trị dứt điểm tình trạng này.
Trước khi giải quyết vấn đề rụng tóc hói đầu phải làm sao bạn cần phải tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này. Một số nguyên nhân sau đây có thể sẽ giúp ích cho bạn tìm ra cách điều trị khoa học nhất.
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây rụng tóc hói đầu ở người trẻ theo kết luận của các nhà nghiên cứu. Mức độ di truyền lên đến 95% từ cha sang con hay từ mẹ sang con. Vì chứng hói đầu là tính trạng trội nên nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ bị hói đầu thì con trai cũng có nguy cơ bị hói không sớm thì muộn.
Trường hợp mất cân bằng DHT và Testosterone trong máu sẽ dẫn đến việc rụng tóc, hói đầu. Khi bị nội tiết tố bị rối loạn sẽ khiến tóc rụng ngày một nhiều hơn và luôn khiến bạn lo lắng rụng tóc hói đầu phải làm sao? Đối với chị em giai đoạn dễ mất cân bằng hormone nhất là lúc mang thai, sau khi sinh con và thời kỳ tiền mãn kinh.Còn nam giới sự mất cân bằng hormone thường xảy ra bất cứ khi nào, kể cả giai đoạn mãn dục.
Cuộc sống có quá nhiều áp lực sẽ dẫn đến thần kinh căng thẳng, cơ thể tiết ra nhiều hormone làm chậm sự phát triển của các nang tóc, gây rụng tóc và hói đầu.
Dụng cụ làm tóc và hóa chất dùng để uốn, duỗi, nhuộm tóc nếu sử dụng nhiều lần sẽ khiến tóc bạn ngày càng yếu đi, cấu trúc tóc không bền vững, dễ gãy rụng, hư tổn.
Một số loại thuốc điều trị cũng có thể gây rụng tóc, hói đầu như thuốc hóa trị, xạ trị, thuốc trị mụn, chống nấm, chống đông máu, ức chế miễn dịch, thuốc chống trầm cảm…
Do môi trường có nhiều khói và bụi bẩn kèm theo nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm khiến da đầu nhiễm khuẩn, nấm - nguyên nhân khiến tóc rụng nhiều hoặc rụng thành từng mảng.
Do thường xuyên buộc tóc quá chặt, chải tóc sai cách hoặc sử dụng dầu gội đầu không phù hợp, dùng máy sấy ở mức nhiệt cao đều khiến tóc bị hư tổn nặng nề.
Thiếu sắt, protein, vitamin D cũng như một số vitamin và khoáng chất khác có thể khiến bạn bị rụng tóc, hói đầu
Một số thói quen xấu như hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích như rượu, bia, tật nhổ tóc,.... cũng thúc đẩy việc hói đầu diễn ra nhanh hơn.
Nhìn chung, bị rụng tóc hói đầu phải làm sao để khắc phục thì bạn nên tới các cơ sở chuyên khoa để thăm khám, tìm ra nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp.
Đối với những nguyên nhân gây rụng tóc hói đầu do yếu tố khách quan thì bạn nên:
- Bỏ thuốc lá và các chất kích thích
- Kiểm soát căng thẳng bằng việc tập thể dục, các bài tập thở, yoga, thiền định
- Ăn uống lành mạnh và cân bằng. Bổ sung protein, sắt và các loại vitamin, khoáng chất
- Uống trung bình 2l nước.ngày, ngủ đủ giấc từ 7-8 tiếng/ngày
- Hạn chế sử dụng hóa chất tạo kiểu hay sấy tóc bằng nhiệt độ cao sẽ làm ảnh hưởng tới cấu trúc của tóc
- Sử dụng dầu gội phù hợp với chất tóc và da đầu. Khi gội đầu nên tránh để dầu gội đầu tiếp xúc trực tiếp với da dầu và phải gội thật sạch không để dầu gội còn sót lại. Như thế khi bụi bẩn bám vào sẽ làm tắc lỗ chân lông ảnh hưởng tới sự tuần hoàn nuôi dưỡng tóc.
Với những nguyên liệu tự nhiên vừa rẻ, lành tính lại hiệu quả thì cách trị hói đầu bằng phương pháp dân gian vẫn được rất nhiều người lựa chọn.
- Sử dụng các liệu pháp tự nhiên như dùng tinh dầu bưởi, dầu dừa, dầu oliu, mật ong, nha đam, nước ép hành tây,... để massage tóc.
- Hoặc gội đầu bằng vỏ bưởi, bồ kết, trà xanh cũng giúp cải thiện phần nào tình trạng này.
Cách này phù hợp với trường hợp rụng tóc giai đoạn đầu, vẫn còn nang tóc. Tuy nhiên tốn nhiều thời gian và bạn phải kiên trì mới đạt được hiệu quả như mong muốn.
Hiện nay, trên thị trường cũng có bày bán rất nhiều loại thuốc dạng bôi kích thích mọc tóc. Hầu hết các nhà sản xuất đều hướng đến việc cân bằng hormone, bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất, độ ẩm cần thiết để tóc chắc khỏe từ bên trong. Từ đó có thể giúp hạn chế tình trạng tóc gãy rụng nhiều.
Nhưng nhìn nhận một cách khách quan, dù cách này khá tiện dụng song chúng không có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành của những mảng hói mới. Hiệu quả còn tùy thuộc vào cơ địa từng người và một số loại còn chứa thành phần gây tác dụng phụ ảnh hưởng tới cơ thể. Do đó, nếu vẫn muốn sử dụng bạn cần tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa và tránh nhẹ dạ, cả tin nghe theo những lời quảng cáo trên mạng mà mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Tóc không những không mọc mà còn để lại những biến chứng nguy hiểm.
Đối với trường hợp rụng tóc do gen di truyền, da đầu bị sẹo, hói mảng lớn hay hói quá 6 tháng, nang tóc bị hoại tử thì những biện pháp trên đều không khả thi. Hiện nay trên thế giới chỉ có công nghệ cấy tóc tự thân mới có thể giúp tóc mọc trở lại trong những trường hợp này.
Cấy tóc tự thân là một loại hình điều trị vi phẫu trên bề mặt da. Trước khi cấy tóc, các bác sĩ sẽ thăm khám, chẩn đoán vùng cần cấy tóc, kiểm tra khả năng tuần hoàn máu dưới da đầu với các hạng mục như:
- Kiểm tra sức khỏe nang tóc
- Phân tích tình trạng lượng tóc và chất tóc
- Kiểm tra và phân tích môi trường và độ pH của da đầu
- Giám định cấp độ rụng tóc
- Dự đoán chiều hướng rụng tóc trong tương lai
Sử dụng kính hiển vi điện tử với độ phóng đại 200 lần trong quá trình kiểm tra, bóc tách các biểu bì vùng da đầu, xem xét tình trạng da đầu và phát hiện sự tồn tại của nấm ký sinh nếu có. Màn hình hiển thị lớn, khách hàng có thể thấy trực tiếp hình ảnh phóng to của da đầu và nang tóc, đồng thời các bác sĩ giải thích trực tiếp tình trạng của mình.
Sau đó, sẽ tính toán số lượng nang tóc thực hiện và vẽ khoanh vùng vùng cần cấy tóc. Kế đến là sử dụng bút cấy tóc chuyên dụng để hút những nang tóc từ phần tóc phía sau gáy lên, bóc tách, chọn lọc những nang tóc khỏe mạnh rồi cấy chúng vào vùng tóc thưa hói của khách hàng đã tạo lỗ sẵn.
Khoảng 2-3 tháng, tóc mới sau khi cấy sẽ phát triển một cách tự nhiên, đồng đều theo hướng định sẵn, hiệu quả thẩm mỹ tức thì, đem lại là vĩnh viễn. Quá trình cấy ghép nhanh chóng, không hề gây đau đớn, chảy máu, đào thải. Tỉ lệ thành công trên 98%, ti lệ nang tóc mọc từ 95 - 97%.
Nhược điểm duy nhất của phương pháp này là chi phí khá cao. Bởi lẽ đây là thủ thuật đòi hỏi sự chính xác, cần bác sĩ có tay nghề cao để bóc tách nang tóc và trang thiết bị đạt chuẩn quốc tế.
Tại Việt Nam, Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế là địa chỉ trị rụng tóc, hói đầu tin cậy, được nhiều người tin tưởng lựa chọn, đánh giá tốt. Đồng thời cũng là đơn vị đầu tiên áp dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực cấy ghép lông tóc được Bộ Y tế cấp phép hoạt động tại Việt Nam. Sở hữu đội ngũ y bác sĩ giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm cùng với cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc hiện đại nhập khẩu tại các nước nổi tiếng như Châu Âu, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản… chắc chắn sẽ giúp bạn đẩy lùi chứng rụng tóc, hói đầu chỉ sau 1 lần thực hiện.
Tham khảo : Hình ảnh khách hàng trước và sau khi cấy tóc
Với những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ, hy vọng bạn đã biết bị hói đầu phải làm sao? Từ đó, áp dụng đúng cách để sớm phục hồi mái tóc dày đẹp, chắc khỏe như ban đầu. Chúc bạn thành công!
Để được tư vấn chính xác nhất về tình trạng tóc hư tổn đang gặp phải cũng như giá thành dịch vụ, bạn có thể liên hệ ngay hotline 0243 219 1111 để được đội ngũ bác sĩ, chuyên viên giải đáp chi tiết.